Shopdunk

Chúng tôi – những người làm phim, luôn tìm cách tạo ra không khí thú vị và hấp dẫn cho bộ phim.Một trong những công cụ hiệu quả và sẵn có nhất được tùy ý sư dụng là cảnh quay mưa tự nhiên và nhân tạo. Tuy nhiên, nó đòi hỏi rất nhiều thiết bị, công sức và kế hoạch.Hãy  và học hỏi cách quay cảnh mưa dưới đây và cùng thực hành nhé!

Đừng quay dưới ánh nắng

Một trong những điều đầu tiên cần lưu ý đó là trong bất kì cảnh quay với mưa nào cũng không có ánh nắng chói chang. Đây thực sự là một trong những điều khó nhất để đạt được trong quá trình làm quảng cáo trên. Tại Florida, vào tháng 6. Nhưng chính nó – thứ đã khoác lên địa điểm quay dáng vẻ rất chân thực.

Một trong những điều tôi không thích chính là nhìn thấy ánh nắng chói chang trong cảnh quay mưa. Tôi thường tự nhủ “Hãy nhìn xem, mặt trời xuất hiện và trời lại đang mưa. Chắc có cầu vồng ở đâu đó.” Dường như trời chẳng bao giờ mưa khi đang nắng cả, trường hợp đó rất hiếm – làm cho tôi băn khoăn và xao nhãng khỏi bộ phim.

Tất cả đều nằm trong dự tính

Điều bạn không nhận thấy trong quảng cáo chính là việc lên kế hoạch tỉ mỉ và những nghiên cứu về ánh sáng được áp dụng trong quá trình sản xuất cảnh quay này.

Một nhiên cứu về ánh sáng được tiến hành bằng cách cử một trợ lý sản xuất cùng với máy quay đến địa điểm quay. Chọn một vài vị trí đặt máy quay và vị trí mặt trời được ghi nhận trong ngày.

Ý tưởng này nhằm thực hiện cảnh quay rộng khi không có ánh nắng chói chang. Thời điểm tốt nhất là quay cảnh đầu tiên vào buổi sáng và cảnh cuối sau khi mặt trời lặn, nói cách khác, phép màu của thời điểm vàng. Đây là những thời điểm duy nhất trong ngày có thể chắc chắn không có ánh nắng và bạn hoàn toàn có thể phô kỹ thuật quay phim dưới mưa của mình

Cảnh quay rộng

Theo lẽ tự nhiên, đây là những cảnh đòi hỏi dàn dựng công phu nhất và khó nhất để tạo mưa.

Và giờ đây một điều khó chịu khác lại phát sinh “Nhìn kìa, trời đang mưa ở phía trước, nhưng phía sau diễn viên thì không.” Thật sự rất đáng ghét!

Vậy thực chất tôi muốn nhấn mạnh điều gì, đối với cảnh quay rộng, bạn sẽ phải lắp đặt nhiều rain rig (hệ thống giàn mưa) được kết nối với một ống dẫn nước chữa cháy cách điện để bao phủ đồng thời cả tiền và hậu cảnh.

Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh khi dùng thời gian “nhiệm màu” buổi sáng để dàn dựng cảnh quay rộng. Bạn sẽ cần một cuộc gọi lúc 4 giờ sáng để mọi thứ được dàn dựng xong đúng giờ và bắt đầu quay lúc rạng đông. Và bạn sẽ phải làm việc tối muộn để hoàn thiện. Hoàn toàn có thể thực hiện, nhưng đó là một công việc hậu cần đầy gian nan. Tốt hơn hết, bạn nên chuẩn bị đủ sức người và đèn hoạt động để hoàn thành tất cả.

Trong hai ngày quay quảng cáo, tôi cần ba tiếng đồng hồ “nhiệm màu” để dàn dựng cảnh quay rộng. Bởi quay trong mùa hè, những ngày đó rất dài và khoảng thời gian “nhiệm màu” bị ngăn cách bởi mười bốn tiếng đồng hồ. Điều đó cũng có nghĩa là một trong số ngày quay kéo dài 18 tiếng, và nhà sản xuất thì chẳng hề vui vẻ một chút nào.

Cảnh quay rộng không phải loại cảnh quay bạn xuất hiện với tất cả thiết bị và cố xử lý đồng thời nhanh nhanh chóng chóng. Mọi thứ cần thiết là sự chuẩn bị nếu bạn không muốn biến hai ngày quay thành bốn ngày quay. Đây là công việc hậu cần phải được lên kế hoạch trước khi lịch trình được ấn định.

Cảnh quay trung và cận cảnh

Tiếp theo, bạn phải cân nhắc quay trung cảnh. Bí quyết quay phim cảnh mưa là bạn không cần thời gian “nhiệm màu”, nhưng vẫn cần có khả năng thực hiện trong bóng râm. Nếu chọn đúng vị trí liên quan đến hướng mặt trời (sử dụng nghiên cứu ánh sáng), bạn sẽ thấy những phần không gian lớn của khu phố nằm gọn trong bóng râm một khoảng thời gian tương đối dài theo hiệu ứng Canyon của tòa nhà.

Bạn sẽ nhận thấy phần khu phố trong bóng râm sẽ dần nhỏ đi cho đến trưa. Do đó, các cảnh quay cần phải nhanh gọn hơn khi buổi sáng dần trôi qua. Và khi trưa đến, bạn cần quay các cảnh chen vào … hoặc ăn trưa.

Khi chiều buông và các bóng râm lại đổ dài, bạn lại có cơ hội để quay những cảnh rộng hơn. Tuy nhiên, những điều bạn cần tập trung bây giờ là khởi đầu ngay cảnh quay thời gian “nhiệm màu”. Bởi mặc dù bạn đang dàn dựng cảnh ban ngày, thời gian “nhiệm màu” chỉ kéo dài một tiếng hoặc tương tự vậy. Đừng bỏ lỡ nó!

Rain rig (hệ thống giàn mưa)

Tôi đã thực hiện nhiều cảnh quay mưa với vòi tưới sân vườn và xe cứu hỏa của quân đội Trung Quốc, nhưng nhằm mục tiêu của chúng ta, hãy thử dạo qua thiết bị Visual Effect (kĩ xảo điện ảnh) chuyên nghiệp.

Khi tạo mưa cho phần lớn khu phố, bạn sẽ cần đến hệ thống giàn như này để dựng tiền cảnh.

Và bạn có thể sử dụng một vài thiết bị tương tự như này đối với tiền cảnh.

Thông thường những giàn và thanh mưa lớn được xử lí khá vụng về bởi đòi hỏi nhiều cần trục. Vậy nên, phương án dễ dàng nhất là Rain Tower hoặc Rain Wand đối với các cảnh quay cầm tay hoặc dùng xe đẩy.

Rain Tower là những đường ống dài với khung giá và đầu tưới – dễ dàng di chuyển và bao phủ trong nhiều vị trí khác nhau.

Nhưng hãy cẩn trọng với rain tower và đặc biệt là multiple rain tower. Chúng có thể tạo vẻ nhân tạo – chính là điều tôi ghét thứ ba “Hãy nhìn kìa, mưa đồng thời rơi xuống từ hai hướng khác nhau.” Hãy chắc chắn rằng mưa đến từ những đầu tưới không chồng chéo lên nhau. Sử dụng một đầu tưới lớn hơn và không phải toàn bộ nó sẽ tốt hơn việc thử dùng nhiều đầu tưới để bao phủ toàn bộ khung cảnh. Đừng quay quá rộng hay để đầu tưới gần với rìa khung hình – nó sẽ phá hủy phép màu.

Chiếu sáng mưa

Người ta thường nói “Phải chiếu sáng mưa từ sau, bằng không, sẽ chẳng nhìn thấy nó.” Câu nói này hoàn toàn đúng trong những ngày quay phim. Nếu bạn đang dùng một ống kính (lens) quá dài hoặc quá rộng, hay quay một khung cảnh mà độ tương phản không quá rõ rệt và bạn tìm đến dailies và một vài smartass pipe-up hỗ trợ phía sau. “Mưa nào?” Nó chắc chắn sẽ làm trái tim bạn lỡ một nhịp. Tuy nhiên, có rất nhiều dịp khi tôi chiếu sáng mưa quá mạnh và trông vô cùng “giả”.

Với digital photography (nhiếp ảnh kĩ thuật số), bạn sẽ có được những điều bạn thấy. Chỉ bằng nhìn vào màn hình, rất sẵn và rõ ràng khi mưa đang được đọc tốt.

Nhưng nếu bắt buộc phải chiếu sáng mưa từ phía sau, hãy thực hiện theo hướng dẫn quay cảnh mưa dưới đây:

  • Đừng chiếu sáng quá mạnh
  • Đừng chiếu sáng quá yếu
  • Đừng đặt đèn sát rìa khung hình
  • Giữ diễn viên tránh khỏi ánh sáng ngược, để không tạo cảm giác anh ta đang đứng trong ánh nắng

Nguồn nước và kiểm soát

Van nước duy trì nguồn nước liên tục, và tự tạo áp lực nước nhưng cũng đòi hỏi giấy phép và công cụ đặc biệt. Hãy chắc chắn có đủ. Xe chở nước có ưu điểm là khả năng di chuyển giữa các cảnh dàn dựng nhưng cần tiếp thêm nước, thường từ những van nước cách rất xa, và bạn chỉ có thể kiểm soát van tiết lưu bơm nước.

Giàn mưa có thể lấy nước từ xe chở nước, van nước chữa cháy, thậm chí vòi nước nếu bạn thực hiện trên quy mô nhỏ. Tuy nhiên, nếu không sử dụng những thiết bị này “trực tiếp” (có nghĩa là chỉ với đóng/mở van), bạn sẽ thấy kiểm soát dáng vẻ của mưa với bất cứ mức độ tinh chỉnh nào là việc rất khó.

Tạo cho mưa dáng vẻ chân thật chỉ xoay quanh câu chuyện điều chỉnh thật cẩn thận. Hãy đảm bảo công ty cho thuê kỹ xảo sở hữu thiết bị điều biến hiệu quả – thường bao gồm chuỗi các van, trên một ống phân phối và một bể trữ nước lớn.

Phân đoạn cơn mưa của một người nghèo

Hay còn được gọi là “wet down”. Đó là khi ta tưới nước xuống con đường và vỉa hè để tạo cảm giác cơn mưa vừa tạnh – tuy vẫn là không khí hiệu quả cho bộ phim, nhưng phải đánh đổi một phần chi phí. Chúng tôi thường sử dụng xe chở nước đi dọc qua phố và vỉa hè trước khi quay. Một tài xế tài ba cũng giống như một người nghệ sĩ với vòi phun nước. Anh ấy có thể tưới nước ngay đến rìa khung hình một cách vô cùng chuẩn xác. Nhưng nếu là một tài xế mới vào nghề, hãy chắc chắn đeo sẵn ủng và treo dây cáp khỏi mặt đất khi anh ta đến. Và đừng quên tưới nước lên cây để nước nhỏ giọt xuống trong cảnh quay.

Tất nhiên có thể sử dụng vòi phun, nhưng nên cẩn thận khi cố gắng bao phủ một khu vực quá rộng khi nguồn nước không cho phép bởi sẽ tốn nhiều thời gian sản xuất. Một khi ấn định “wet-down” trong phân cảnh, bạn nên theo đuối đến cùng.

Lưu ý: nước bốc hơi rất nhanh trên nền vỉa hè nóng ấm. Do đó, nếu trời nóng, cân nhắc kĩ trước khi quyết định gắn bó với “wet-down” trong nhiều phân cảnh.

Mưa thật

Tôi đã được trải nghiệm trong một vài cảnh quay, khi mà nhà sản xuất theo dõi dự báo thời tiết ngày tiếp theo với khả năng mưa 100% – “Bạn thấy đó, sau tất cả, ngày mai chúng tôi chẳng cần đến những thiết bị tạo mưa đắt tiền.”

Nếu bắt đầu quay phim trong mưa, bạn sẽ đánh cược xem liệu mưa có tạnh khi đã hoàn thành cảnh quay. Sau đó thì làm gì? Như thường lệ, bạn sử dụng Special Effects Rain Rigs để giữ mưa không ngớt, thậm chí trong ngày mưa.

Tóm lại, có lẽ, bạn đang chơi đùa với Đấng tạo hóa và tạo ra cảnh quay với mưa cho riêng mình, nhưng cũng không có nghĩa là bạn và máy quay sẽ không bị ướt.