- Cân bằng trắng:
Trước khi thực hiện cân bằng trắng, bạn cần tìm hiểu các yếu tố như:
- Vị trí bề mặt trắng: Nguồn sáng của bối cảnh đến từ đâu? Đó là ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo?
- Góc độ bề mặt trắng: Ánh sáng được chiếu từ bóng đèn phía trên xuống, hay là ánh sang mặt trời được hắt từ của sổ vào.
Khi xác định được các yếu tố này, việc cân bằng trắng của bạn sẽ có căn cứ và chuyện nghiệp hơn rất nhiều. Rõ ràng, công việc đó không hề đơn thuần chỉ là bạn đưa máy quay hướng đến một vật gì đó và nhấn nút.
- Chân máy chuyên dụng có thực sự cần thiết?
Một luồng ý kiến cho rằng, chân máy ổn định là yếu tố cần thiết để thực hiện việc zoom lia bắt hình ảnh. Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng, sử dụng camera cầm tay để có được những hình ảnh di động ý nghĩa sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
- Chú ý đến sự tự nhiên của âm thanh
Một đoạn phim không chỉ cần hình ảnh, mà yếu tố âm thanh cũng đặc biệt quan trọng. Âm thanh tự nhiên sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều so với âm thanh được sắp xếp. Hơn nữa, nơi có những âm thanh tự nhiên sống động chắc rằng sẽ mang đến cho bạn những hình ảnh thu hút.
- Thêm thời gian cho mỗi cảnh quay
Khi biên tập, những cảnh quay kéo dài sẽ giúp bạn có được những lựa chọn tốt nhất. Vì thế, đừng ngần ngại dặt những khuôn hình lý tưởng, kéo dài cảnh quay thêm một chút trước khi chuyển cảnh.
- Những phân cảnh dài là lựa chọn tối ưu
Thay vì ghi hình những cảnh quay ngắn đơn lẻ xảy ra cùng một thời điểm, bạn hãy sắp xếp một chút để đoạn phim có được tất cả các yếu tố toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh và những hình ảnh sống động của mọi người trong khuôn hình.
- Không lạm dụng chế độ zoom của máy tính
Thay vì đứng từ xa để zoom vào vật, bạn nên đến gần vật để lấy được hình ảnh cụ thể, sắc nét nhất.
- Dùng đèn chuyên dụng khi quay phim
Ánh sáng chiếu theo góc máy quay phim là điều tồi tệ nhất trong cảnh quay của bạn. Nó sẽ làm cho vật thể quá sáng, chẳng ăn nhập gì với khung nền và làm vật thể bị bẹt đi.
Cách đơn giản để giải quyết vấn đề này là tận dụng ánh sáng tự nhiên, chuyển đèn sang một phía và sử dụng đèn chuyên dụng có công suất phù hợp với kích thước vật thể.
- Lắng nghe và nắm bắt cuộc hội thoại
Bạn sẽ làm chủ được nội dung đoạn phim và những góc máy của mình nếu như dành môt chút thời gian nói chuyện với người phóng viên để biết được cuộc phỏng vấn có những vấn đề gì, câu chuyện sẽ đi theo hướng nào…
- Đừng “lười” sáng tạo
Thế giới của tất cả mọi người đều giống nhau, nhưng mỗi người lại có những cách nhìn nhận đầy khác biệt. Có những góc độ mà chỉ riêng bạn mới cảm nhận thấy và thể hiện lên qua những thước phim của mình. Vậy nên, thay vì lười biếng mà chọn một cảnh quay, góc quay an toàn, bạn hãy thử di chuyển camera theo những cách độc đáo, mới lạ của riêng mình.