Dịch vụ quay phim trên điện thoại đã phát triển khi mà smartphone ra đời đã giúp cho rất nhiều người “giải khát” niềm đa mê về quay phim. Giờ đây, chỉ với chiếc Smartphone nhỏ gọn trong tay, bạn đã có thể cùng với bạn bè của mình sáng tạo nên những thước phim vô cùng ấn tượng. Hãy cùng Blue Eye Studio điểm qua một vài kỹ thuật quay phim trên điện thoại (http://quayphimhanoi.net/ky-thuat-quay-phim/ky-thuat-quay-phim-tren-dien-thoai-ban-nen-biet.html) bạn nên biết để có kết quả như ý nhé!
Tìm hiểu về chiếc smartphone đang sử dụng
Trước khi sử dụng bất cứ thiết bị nào, người dùng cũng cần dành thời gian tìm hiểu về thiết bị đó, từ kiểu dáng, kích thước cho đến thông số kỹ thuật. Với điện thoại thông minh cũng vậy, bạn nên dành thời gian làm quen với máy. Samsung Galaxy S III cho phép quay những thước phim đạt chuẩn Full HD. Do đó điều đầu tiên là làm sao để việc sử dụng máy thuận tiện nhất, cách cầm máy như thế nào là chính xác, bảo quản máy như thế nào là phù hợp. Sau đó, dần dần làm quen với các phím điều khiển trên máy, cách tắt, bật máy hay điều chỉnh giữa các chế độ quay khác nhau.
Giữ thăng bằng cho máy
Theo kỹ thuật quay phim cơ bản thì điều tối kị khi quay phim là người quay luôn đứng tại một góc thay vì tìm kiếm cách góc quay thú vị khác nhau. Tuy nhiên, người mới sử dụng sẽ gặp trở ngại khi di chuyển điện thoại bởi với trọng lượng nhẹ và kích thước khá nhỏ, máy rất dễ bị rung khi dịch chuyển. Vì vậy, một trong những điều đầu tiên cần biết khi sử dụng là học cách giữ thăng bằng cho máy.
Điều chỉnh độ sáng thích hợp
Giống như khi sử dụng máy quay, người dùng cũng cần quan tâm tới vấn đề ánh sáng. Luôn nhớ: mắt người có khả năng thích nghi với sự thay đổi ánh sáng, điều chỉnh nhanh chóng để phù hợp với cả những vị trí có ánh sáng yếu nhất còn điện thoại thì không. Thông số white balance cho phép người sử dụng kiểm soát cân bằng ánh sáng khi quay phim bằng smartphone. Vì vậy, nếu điều kiện cho phép, hãy sử dụng điện thoại để quay phim trong điều kiện ánh sáng ngoài trời là phương án tối ưu. Nếu sử dụng trong nhà, nên bật nhiều đèn chiếu sáng. Độ sáng thích hợp sẽ nâng cao chất lượng video.
Chú trọng những cảnh tĩnh
Tiêu cự và những chuyển động hợp lí giúp người xem thoải mái khám phá những hình ảnh trong đoạn video. Những cú quay chớp nhoáng chỉ khiến người xem mỏi mắt khi không thể kết nối các hình ảnh với nhau.
Dừng máy khi chuyển cảnh
Khi muốn đổi từ góc này sang góc khác, tốt nhất bạn nên bấm nút tạm dừng hơn là cứ lia máy khắp nơi. Nếu camera không cho phép tạm dừng, ta có thể quay những đoạn nhỏ, sau đó gắn kết chúng lại bằng một vài phần mềm chỉnh sửa video trên máy tính.
Hãy tưởng tượng có một đường tròn 360 độ quay quanh chủ thể được chọn, chia đường tròn trên thành hai nửa đường tròn 180 độ, hãy giữ vững góc máy của mình ở nửa đường tròn chọn trước, nếu bạn lấn sang nửa đường tròn còn lại, người xem sẽ khó định vị được hình ảnh bạn muốn quay.
Sử dụng microphone để thu âm thanh tốt hơn
Khi quay video, âm thanh là một yếu tố cần quan tâm. Bạn khó lòng thu được âm thanh chất lượng cao trong mọi tình huống. Hơn nữa, chuyện này không thể cải thiện đáng kể khi chỉ dùng phần mềm. Nếu muốn thu được âm thanh khi quay phim bằng điện thoại với chất lượng thực sự tốt, bạn hãy tìm đến thiết bị chuyên dụng (microphone rời). Có rất nhiều loại microphone rời cho bạn lựa chọn, từ những chiếc i-Microphone nhỏ gọn hoặc loại lớn hơn như Belkin Directional Microphone.
Nâng cấp ứng dụng quay phim
Ứng dụng quay phim mặc định có thể chấp nhận được với những đoạn video ngắn tại khu vực đủ ánh sáng. Tuy nhiên, bạn hãy làm tốt hơn thế với những phần mềm quay phim chuyên nghiệp khác. Phóng to Ứng dụng quay phim của hãng thứ 3 với nhiều hiệu ứng và tính năng hữu ích sẽ cho những thước phim chất lượng cao. Trên iPhone, ứng dụng Video Camera+ là một lựa chọn thích hợp. Nó hỗ trợ nhiều chế độ tùy chỉnh chất lượng video, hướng dẫn trực quan và tính năng ổn định hình ảnh. Trên Android, ứng dụng quay phim mặc định rất tốt, nhưng nếu điện thoại hỗ trợ Camera ICS thì còn tuyệt vời hơn. Và điều cần lưu ý cuối cùng là bạn phải đảm bảo bộ nhớ còn đủ lớn để quay phim, bởi mỗi phút ghi hình HD sẽ ngốn tới hàng chục MB bộ nhớ.