Cỡ cảnh
Nếu lấy người là chủ thể, đối tượng cần quay phim, thì ta có thể phân ra các cỡ cảnh như sau:
Viễn cảnh: Bối cảnh rộng, cả người và bối cảnh rộng, người sẽ rất nhỏ trong cảnh đó.
Toàn cảnh : Người toàn thân trong bối cảnh.
Trung cảnh rộng : Người lấy quá nửa từ đầu gối
Trung cảnh hẹp : Người lấy bán thân, từ vạt áo
Cận cảnh rộng : Người lấy từ ngực
Cận hẹp: Người lấy từ cổ
Đặc tả : Chi tiết từng bộ phận trên cơ thể người: đôi mắt, mái tóc, bàn tay…
Đối với quay phim đồ vật, quay phim sự kiện, quay phim sản phẩm cũng có những cỡ cảnh như trên
Bố cục trong quay phim
Bố cục trong quay phim được hiểu là cách tổ chức, sắp xếp các thành phần tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh.
Bố cục dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản: đường nét, hình dạng , hình khối, chuyển động của chủ thể.
Đường nét
Trong quay phim, có rất nhiều đường nét. Mỗi đường nét có tác dụng khác nhau, cụ thể:
Đường thẳng: mang sức mạnh, sự thẳng thắn.
Những đường thằng đứng, cao: Gợi sự sức mạnh uy nghi
Đường nét cong nhẹ: tạo sự nhẹ nhàng thoải mái.
Đường nét cong mạnh: Gợi sự cảm giác hoạt động vui tươi.
Những nét đứng dài, cong bé dần ở cuối: Gợi vẻ đẹp uy nghi và u buồn.
Những đường ngang hoặc dọc dài: Gợi sự yên lặng nghỉ ngơi.
Những đường chéo đối nhau: Gợi sự xung đột, sức lực
Những đường nét, mạnh, đậm, sắc nét: Gợi sự trong sáng, vui vẻ.
Những đường nét dịu: Gợi sự trang trọng, yên tĩnh.
Những đường nét bất thường: Hấp đẫn hơn những đường nét bình thường, nhờ khả năng của thị giác.
Hình dạng
Mỗi hình dạng sẽ gợi cho người xem những cảm giác, những cảm nhận khác nhau:
Hình tam giác : gợi sức mạnh, sự ổn định. Khi nhìn vào hình tam giác, người xem sẽ liên tưởng đến núi non. Điều này sẽ mang lại cảm giác ổn định, vững chãi khi xem hình ảnh.
Hình tròn: Mang lại cảm giác gắn kết, thu hút sự chú ý của người xem. Những đồ vật hình tròn hoặc sự sắp xếp theo hình tròn sẽ giúp người xem không rời mắt được.
Hình chữa thập: Hình này gợi sự đồng nhất và sức lực. Thông thường, phối cảnh này rất hiếm trong quay phim.
Hình dạng tia tỏa: Dạng hình này tạo nên sự vui nhộn, hân hoan, vui vẻ cho người xem. Hình dạng này ta gặp nhiều trong thiên nhiên, gồm nhiều nhánh đối xứng qua trục.
Dạng hình chữ L: Bề ngang mang lại cảm giác thảnh thơi, thư giãn còn đường thẳng đứng có cảm giác uy nghi, trang trọng.
Hình khối
Hình khối là hình 3D, có chiều cao, chiều rộng và chiều dài.
Nhưng hình khối thu hút sự chú ý của người xem bởi ánh sáng, sự tương phản.
Màu sắc cũng giúp hình ảnh được ấn tượng, sáng rõ hơn. Một hình khối sáng màu sẽ nổi bật trên nền tối và ngược lại. Một hình khối có kích thước lớn sẽ vượt trội so với hình khối có kích thước nhỏ.
Hiệu quả của hình khối sẽ vượt trội hơn nữa khi hình khối đó được tạo bởi những đường viền của ánh sáng. Điều này sẽ làm nổi bật chủ thể.
Những di động
Bố cục những di động là một sự đặc biệt của truyền hình và điện ảnh. Điều này mang đến nhiều cảm xúc cho người xem. Các hình ảnh có thể di động từ điểm này đến điểm khác, từ góc nhìn này sang góc nhìn khác.
Các di động trong quay phim gọi là “lia”, bao gồm:
Di động ngang từ trái qua phải: thuận theo sự quan sát của người Việt Nam, giúp cho người xem hiểu ngay hình ảnh đang xem trên màn hình.
Di động từ phải qua trái: gợi sự mạnh mẽ và khác biệt.
Di động thẳng đứng từ dưới lên trên: Sự tôn vinh, sự thăng hoa, cảm giác nhẹ nhàng, hạnh phúc.
Chuyển động từ trên xuống dưới: Sự áp lực, đè nén, nguy hiểm hoặc suy sụp.
Di động chéo: Mang sự đối kháng, căng thẳng, là những đường nét mạnh nhất như 2 lưỡi kiếm chạm vào nhau, những tia chớp đan xen vào nhau.
Những di động cong: Mang lại cảm giác tươi vui, uyển chuyển
Di động của quả lắc: Gợi sự đơn điệu nhàm chán.
Di động dãn nở ra: Gợi sự lan tỏa như mặt hồ có gợn sóng.
Di động bất thường: Mang lại sự hồi hộp, kịch tính như sự vật chuyển động thẳng vào ống kính, những chuyển động bất ngờ đi vào khuôn hình.
Những người quay phim chuyên nghiệp rất chú ý đến bố cục và cỡ cảnh trong quay phim. Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ với quay phim Hà Nội (https://shopdunk.vn/) để được giải đáp nhé!